Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Các Vị Chủ Tịch Nước Việt Nam Từ 1946 Đến Nay

  


Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại...
*   Từ 4 tháng 7 năm 1981 đến 22 tháng 9 năm 1992 chức danh này gọi là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
*   Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội.
*  Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới.
Chủ tịch nước hiện nay là Nguyễn Minh Triết.

Nhiệm vụ và quyền hạn

  1. Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh
  2. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh
  3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
  4. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
  5. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá
  6. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
  7. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9, Điều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất
  8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
  9. Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước
  10. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định
  11. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam
  12. Quyết định đặc xá

Mối quan hệ với Bộ Chính trị

Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đề xuất hoặc trình.
1- Những vấn đề mà Hội đồng Quốc phòng và An ninh sẽ thảo luận và quyết định liên quan đến tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước.
2- Đề xuất những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
3- Những vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại trước khi công bố pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.
4- Phát biểu của Chủ tịch nước với Quốc hội về những vấn đề quan trọng của đất nước để Quốc hội thảo luận và quyết định.
5- Những vấn đề khác Chủ tịch nước thấy cần thiết báo cáo Bộ Chính trị.
(trích Quy định (Bổ sung) số 216-QĐ/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị)

Danh sách Chủ tịch nước

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946 có quy định về chức vụ Chủ tịch nước:
  • Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có thể có Phó Thủ tướng. (điều 44)
  • Chủ tịch nước chọn Thủ tướng trong quốc hội và đưa ra cho các đại biểu quốc hội biểu quyết (điều 47)
  • Chủ tịch nước có các quyền hạn chính như: thay mặt cho nước; giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái; ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các; chủ tọa Hội đồng chính phủ... (điều 49)
Trong hoàn cảnh chiến tranh, Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước, đứng đầu Chính phủ, và kiêm nhiệm chức vụ Thủ tướng. Đến năm 1955 chức vụ Thủ tướng được chuyển giao cho Phó Thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng đảm nhiệm. Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Quốc hội khoá II bầu lại và làm Chủ tịch đến khi ông mất ngày 2 tháng 9 năm 1969. Người kế nhiệm ông ở cương vị này là Tôn Đức Thắng, chính thức từ ngày 22 tháng 9 năm 1969, trước đó là Quyền Chủ tịch nước, cho đến khi đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sau đây là danh sách các Chủ tịch nước Việt Nam từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. Tất cả các Chủ tịch nước đều là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trừ trường hợp đặc biệt là quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng là người không đảng phái.
TênTừĐếnThời gian tại nhiệm
1Hồ Chí Minh2 tháng 9, 19452 tháng 9, 196924 năm, 0 ngày
Huỳnh Thúc Kháng (quyền)31 tháng 5, 194621 tháng 9, 19460 năm, 113 ngày
Tôn Đức Thắng (quyền)3 tháng 9, 196922 tháng 9, 19690 năm, 19 ngày
2Tôn Đức Thắng22 tháng 9, 196930 tháng 3, 198010 năm, 190 ngày
3Nguyễn Hữu Thọ (quyền)30 tháng 3, 19804 tháng 7, 19811 năm, 96 ngày
4Trường Chinh4 tháng 7, 198118 tháng 6, 19875 năm, 349 ngày
5Võ Chí Công18 tháng 6, 198722 tháng 9, 19925 năm, 96 ngày
6Lê Đức Anh23 tháng 9, 199224 tháng 9, 19975 năm, 2 ngày
7Trần Đức Lương24 tháng 9, 199726 tháng 6, 20068 năm, 275 ngày
8Nguyễn Minh Triết27 tháng 6, 2006đương nhiệm4 năm, 187 ngày





















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét